Đăng nhập

Cổng TTĐT Xã An Bình - Huyện Nam Sách

23/4/2023  |  English  |  中文

Giới thiệu tổng quan - Xã An Bình

Xã An Bình với vị trí địa lý, kinh tế, văn hoá, xã hội quan trọng của huyện Nam Sách; là mảnh đất địa linh nhân kiệt, nơi có truyền thống khoa bảng (theo thống kê cuối năm 2023, thời kỳ đổi mới địa phương có 14 tiến sỹ, 02 phó giáo sư); là địa danh có truyền thống văn hóa lâu đời với di tích lịch sử - văn hóa được công nhận là di tích cấp Quốc gia như Chùa Trăm gian năm 1990; công nhận là điểm du lịch tâm linh cấp tỉnh năm 2019; bên cạnh đó các di tích đình, chùa, nghè, miếu được nhân dân tôn tạo, trùng tu bảo vệ phát huy được giá trị văn hóa, tâm linh, lịch sử của một vùng quê thanh bình, trù phú; Các văn bia, sử ký, tài liệu tại các di tích, đặc biệt là tài liệu còn lưu giữ qua “Mộc bản" là báu vật đã thể hiện “Vãn lộng trang" xưa kia nay là xã An Bình ngày nay đã có từ rất lâu, xuyên suốt nhiều triều đại lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

1. Vị trí địa lý

 

Xã An Bình nằm ở phía Bắc của huyện Nam Sách, cách đường quốc lộ 37 khoảng 900m, nằm ven sông sinh Thầy với 3km đê Trung ương; phía Bắc giáp xã Thanh Quang, phía Nam giáp An Lâm, Cộng Hòa; phía Đông giáp sông Kinh Thầy; phía Tây giáp xã Quốc Tuấn. 

 2. Giao thông

 

Xã An Bình có hệ thống giao thông rất thuận lợi, gần quốc lộ 37 đi qua địa bàn nối liền Khu đô thị Thanh Quang - Quốc Tuấn với Khu Công nghiệp An Phát I. Ngoài ra xã còn có dòng sông Kinh Thầy chảy qua địa bàn; đây là điều kiện thuận lợi cho nhân dân phát triển các hoạt động giao thông đi lại kinh doanh, sản xuất dịch vụ, thương mại. 

3. Lịch sử hình thành


Ngày 08/01/1946, cử tri trong xã đi bỏ phiểu bầu ra các cấp xã, huyện, tỉnh. Thời kỳ này Đào Xá sáp với Đa Đinh lấy tên là xã An Đinh bầu được 15 đại biểu; An Đông sáp với An Đoài lấy tên là xã An Ninh bầu được 16 đại biểu.

Tháng 6 năm 1948 đồng chí Lương Viết Uyên được kết nạp vào Đảng tại xã Phú Điền, sau đó có thêm 02 đồng chí được kết nạp vào Đảng và sinh hoạt gép với chi bộ khu V. Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong cuộc kháng chiến ở địa phương. Ngày 26/8/1948, đồng chí Kim Tự - Thường vụ Huyện ủy Nam Sách về chỉ đạo, công bố Quyết định thành lập Chi bộ gép An Ninh - An Đinh tại nhà cụ Bùi Xuân Chúc (thôn An Đoài) được tổ chức với 03 đảng viên do đồng chí Lương Viết Uyên làm bí thư chi bộ.

Tháng 01/1951, theo yêu cầu của tình hình mới, căn cứ vào tình hình, đặc điểm, đất đai, dân số, điều kiện sinh hoạt của nhân dân và đề nghị của chính quyền cách mạng các địa phương, cấp trên quyết định hợp nhất các xã trên thành một xã lấy tên là An Bình. Sau khi sáp nhập hiện nay xã An Bình có 4 thôn gồm An Đông, An Đoài, Đa Đinh và Đào Xá; 100% các thôn đều đạt danh hiệu Làng văn hoá.



 

 4. Phát triển kinh tế - Văn hóa xã hội

An Bình là xã có diện tích tự nhiên là 644,03ha, dân số đông với 8615 khẩu. Năm 2023: Tổng giá trị sản xuất đạt 573,40 tỷ đồng, giá trị sản xuất bình quân đầu người đạt 68,6 triệu đồng, thu nhập trên 1ha đất canh tác đạt 198,2 triệu đồng. Công tác giáo dục, y tế, văn hóa - xã hội tiếp tục được phát triển. An ninh chính trị, trật tự ATXH trên địa bàn tiếp tục được giữ vững.

Năm 2023, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp thu được 120,44 tỷ đồng. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp, TTCN ước đạt 202,56 tỷ đồng. Các ngành tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn được giữ vững và phát triển mạnh, đã tạo việc làm và thu nhập ổn định cho nhân dân như: Nghề mộc, Nghề hương, xưởng sản xuất cơ khí vừa và nhỏ, gia công đồ sắt thép…

Phong trào xây dựng nông thôn mới nâng cao được đẩy mạnh, địa phương đã đạt xã Nông thôn mới nâng cao theo Quyết định số 3230/QĐ-UBND ngày 29/12/2023 UBND Tỉnh Hải Dương “Về việc Xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2022". 



 6. Truyền thống cách mạng

Xã An Bình là quê hương giàu truyền thống cách mạng. Qua các cuộc kháng chiến, đã có 178 người con ưu tú của quê hương đã anh dũng hy sinh, trên 124 thương binh, bệnh binh và người hưởng chính sách như thương binh; 25 bà mẹ được Nhà nước phong tặng, truy tặng danh hiệu mẹ Việt Nam Anh hùng.

7. Về tổ chức đảng, đảng viên

            Đảng bộ xã có 10 chi bộ trực thuộc, trong đó: 04 chi bộ nông thôn, 03 chi bộ trường học, 01 chi bộ quân sự, 01 chi bộ Công an xã, 01 chi bộ Y tế. Tổng số đảng viên của Đảng bộ là 321 đồng chí (Số liệu tính đến 31/12/2023).